{By: Khúc Trung Kiên}
Nhà tôi có 500 năm gần đây các cụ đều làm nghề dạy học, mình cũng dạy 10 năm ở HV KTQS, rồi vợ dạy học, rất nhiều bạn bè làm nghề dạy học. Tất nhiên mình rất tôn trọng người thày và nghề dạy học; quan tâm nhiều đến việc dạy, việc học và giáo dục nói chung.
Khi nói về chuyện thế nào là dạy giỏi. Thấy xã hội, truyền thông đều nghiêng nhiều về chuyện tôn vinh những người thày/ngôi trường có nhiều học sinh giỏi, có nhiều học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế, thành đạt,....
Điều đó đúng.
Tuy nhiên tôi nghĩ, cần được tôn vinh hơn là những thày cô, những trường có nhiều học sinh vốn học kém, lười học mà khi ra trường họ thành người bình thường, kiến thức trung bình và đa số sau cũng có đóng góp trung bình cho xã hội.
Cái đó hình như chưa được ghi nhận và tôn vinh đúng mức! Đất nước chủ yếu được tạo ra từ những con người "trung bình" như thế. Lại nhớ những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
......
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong 4000 lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và đã chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt, đặt tên
Nhưng chính họ đã làm ra đất nước
Họ giữ cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn rơm qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân
.....
(Trích trường ca "Đất nước")
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét