Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

4 LOẠI SỨC KHOẺ CỦA CON NGƯỜI

{By: Khuc Trung Kien}

Nói chung cuộc sống của con người là tốt hay không, là thiên đường hay địa ngục phụ thuộc vào 4 loại sức khoẻ.

1) Sức khoẻ thể chất: là sức khoẻ theo nghĩa thông thường (bao gồm thể chất & tâm lý). Cái này tối quan trọng, khi ốm nặng thì sẽ thấy ngay nó quan trọng thế nào.

2) Sức khoẻ trí tuệ: kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm đã tích luỹ được. Cứ giả sử bạn mù chữ để hình dung vai trò của tri thức.

3) Sức khoẻ tài chính: tiền bạc & khả năng kiếm ra tiền. Không thể coi thường, đói mà không có tiền mua bánh mì thì chỉ có ăn xin hoặc ăn cướp.

4) Sức khoẻ tinh thần: cái này liên quan đến quan hệ của bạn với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, xã hội, thậm chí là tự nhiên.

Những thứ này độc lập tương đối với nhau và đều quan trọng. Giả sử bạn khoẻ mạnh, giàu có, uyên bác nhưng suốt ngày mâu thuẫn với vợ con, cãi nhau với hàng xóm, đồng nghiệp,... khó tin là bạn có cuộc sống tốt.

Chất lượng cuộc sống của bạn thế nào phụ thuộc vào ĐIỂM THẤP NHẤT trong các loại sức khoẻ đó. Một thứ về zero, các thứ khác thành vô nghĩa. Để có cuộc sống tốt hơn cần:

1) Tìm ra điểm thấp nhất
2) Tìm cách nâng điểm đó lên

Tìm ra điểm yếu không quá khó: nó phụ thuộc từng giai đoạn, thời điểm. Ví dụ: khi còn bé, khi tốt nghiệp đại học, khi về hưu,... Với mỗi thời điểm nếu suy nghĩ cẩn thận, bạn có thể xác định tương đối dễ điểm yếu nhất.

Nâng điểm thấp nhất lên thì khó hơn: làm thể nào cải thiện điểm yếu? Mỗi thứ có một chìa khoá cho việc đó, tất nhiên đều đòi hỏi nỗ lực, kiên trì

Sức khoẻ thể chất: tập luyện thể dục, thể thao, sinh hoạt điều độ
Sức khoẻ tri thức: học tập, đào tạo, trải nghiệm
Sức khoẻ tài chính: lao động, tiết kiệm, đầu tư

Khó hiểu nhất là sức khoẻ tinh thần. Ai cũng có thể gặp khó trong quan hệ với người khác, dù đó là bố mẹ, vợ con, bạn bè, đồng nghiệp,.... Có người cho rằng cứ quan tâm là quan hệ tốt. Sai. Chẳng ai quan tâm đến con cái hơn bố mẹ, quan hệ nhiều khi vẫn xấu như thường.

Có người cho rằng nhẫn nhịn là chìa khoá. Chưa chắc. Rất nhiều khi nhẫn nhịn chỉ làm cho mẫu thuẫn âm ỉ và phát triển, dẫn đến bùng nổ. Sự tử tế cũng không hẳn giúp cải thiện quan hệ, người tử tế tốt bụng rất dễ bị tổn thương hoặc lợi dụng.

Vậy mấu chốt của việc xây dựng quan hệ tốt là gì? Là giao tiếp. Giao tiếp tốt sẽ dẫn đến quan hệ tốt. Mà mấu chốt của giao tiếp là sự hiểu: hiểu xã hội, hiểu bối cảnh, hiểu người khác và hiểu mình.
Rất nhiều mâu thuẫn trong gia đình hay ngoài xã hội là do sự hiểu nhau không đúng giữa những người liên quan: cha mẹ & con cái không hiểu nhau, bạn bè hiểu nhầm nhau, thậm chí ngoài quán đánh nhau vì tưởng thằng khác nó đểu mình,....

Thông thường, ai giỏi cái gì thì lại chỉ chú tâm đến nó:

- Học sinh giỏi toán chỉ thích giải toán
- Người khoẻ như vâm lại thích thể thao
- Giáo sư khoái đọc sách & nghiên cứu
- Người giỏi kiếm tiền thường chỉ thích kiếm tiền

Việc phát huy điểm mạnh của mình thì nên làm và bằng cách gián tiếp, trong nhiều trường hợp việc phát huy điểm mạnh cũng góp phần cải thiện điểm yếu nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. Một giáo sư dành hết thời gian đọc sách có thể sẽ không cải thiện được sức khoẻ thể chất hoặc quan hệ với người khác.

Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn thực sự tìm ra điểm thấp nhất và có sự quan tâm đúng mức để cải thiện nó. Nhiều khi phải dành quan tâm cao nhất, đặc biệt là loại sức khoẻ yếu nhất rơi vào tình trạng nguy hiểm. Ví dụ: dù có là tỷ phú thì khi ốm nặng, tốt nhất tập trung chữa bệnh cái đã, các việc khác khi nào khỏi tính chưa muộn.

Thế nên:
Giỏi chưa chắc sướng
Khoẻ chưa chắc sướng
Giàu có thể không sướng
Nhiều người quý cũng chả đảm bảo sẽ sướng

Có thể hiểu tại sao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét